Đại sư Thamthog Tulku Rinpoche - Ảnh: T.L |
Ngày 15.3, tại hội trường Báo Giác Ngộ (TP.HCM), đại sư Thamthog Tulku Rinpoche có buổi thuyết giảng đặc biệt giới thiệu về lịch sử Kim Cang Thừa - Tây Tạng nhân chuyến thăm Việt Nam.
Nhiều nhà hoạt động văn hóa, nhà nghiên cứu triết học - văn học, cùng văn nghệ sĩ và đông đảo phật tử đến tham dự. Ngài Thamthog Tulku Rinpoche sinh năm 1951 tại miền đông Tây Tạng, tu học ở miền nam Ấn Độ và có học vị cao nhất về ngành Phật học của Kim Cang Thừa.
Năm 1987, ngài định cư tại Ý và trở thành nhà lãnh đạo tinh thần của Học viện Phật giáo Tây Tạng Ghe Pel Ling. Đến năm 2009, ngài được Đức Dalai Lama bổ nhiệm làm Viện trưởng tu viện Namgyal ở Dharamsala tại Ấn Độ.
Ngài đến TP.HCM và có mặt tại buổi thuyết giảng cùng nhiều vị trong tăng đoàn của tu viện trên - đồng thời nghe thượng tọa Thích Thiện Bảo và các vị khác giới thiệu sơ lược về Phật giáo VN từ khởi thủy đến thời Lý - Trần và hiện đại.
STN Tổng Hợp
THEO DẤU
TĂNG ĐOÀN TU VIỆN NAMGYAL (DHARAMSALA-ẤN ĐỘ)
HOẰNG PHÁP TẠI VIỆT NAM
BTV
THÀNH PHỐ HUẾ - THỪA THIÊN
Ngày 12-3-2012 ngài và tăng đoàn vào Huế thăm hữu nghị ban trị sự tỉnh hội Phật Giáo Thừa Thiên - Huế tại chùa Từ Đàm. Qua ngày hôm sau ngài thuyết giảng về “Giáo dục Phật giáo trong Kim Cang Thừa” tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. Huế và sau đó là tham quan chùa Linh Mụ và cung thành Huế.
Tại văn phòng Ban Trị Sự Tỉnh Hội Phật Giáo Thừa Thiên - Huế (Chùa Từ Đàm)
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Ngày 16-3, đoàn đến thăm Học viện Phật Giáo Việt Nam tại TP. HCM. Lễ tiếp đón đoàn diễn ra trọng thể với sự có mặt của HT. Thích Đạt Đạo, TT. Thích Tâm Đức, TT. Thích Nhật Từ, TT. Thích Phước Đạt, ĐĐ. Thích Giác Hoàng. Sau đó, đoàn đã có buổi nói chuyện với đông đảo sinh viên của Học viện.
Trong buổi nói chuyện, Ngài Thamthog Tulku Rinpoche đã rất vui khi nhìn thấy sự phát triển của Phật giáo Việt Nam. Ngài và các Tăng Ni sinh tuy khác nhau về quốc gia, ngôn ngữ, văn hóa nhưng đều có chung một bậc thầy đó là Đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni.
Tiếp theo đó, Ngài Thamthog Tulku Rinpoche đã trình bày các vấn đề về pháp nhân duyên sinh, Bát nhã tánh không, lòng từ bi và tinh thần nhẫn nhục. Ngài nhắn nhủ rằng thế hệ Tăng Ni sinh trẻ sẽ là những người kế thừa mạng mạch của Phật Pháp, do đó, cần phải sở hữu kiến thức Pháp Pháp cũng như thế học tốt nhằm truyền bá rộng rãi chánh pháp của đức Như Lai.
Vào buổi tối ngày 16/3/2012 ngài Lạt Ma Thamthog Rinpoche có buổi gặp gỡ và nói chuyện với Phật tử tại Nhà hàng chay Mandala, Q.1 với chủ đề "Chất Lượng Cuộc Sống":
Theo: Thư viện Hoa sen
Tánh Không khi nó đầy đủ không phải chỉ có lý tánh Không thôi đâu, mà nó chuyển dần dần qua sự. Ví dụ như tông Duy Thức nói Đại Viên Cảnh
QUANG MINH CỦA TÂM - DUDJOM DORJEEKhi chúng ta nhìn vào tâm ở trạng thái tự nhiên của nó, đặc trưng định tính đầu tiên mà chúng ta thấy là sự quang
NHỚ THẦYMãn hạ năm ấy, Thầy G. Tuệ an cư ở chùa Linh Sơn (Nha Trang) về. Thầy cho tôi biết: “Chùa Linh Sơn có Thượng tọa trụ trì bao dung đức
1. Tài sản có thể trở về số 0 nhưng kiến thức phải càng ngày càng mở rộng.2. Thời gian tốt nhất để trồng cây là vào 20 năm trước. Thời gian
THỰC HÀNH THIỀN ĐỊNHRất cần thiết phải thiền định về đời người quý báu của ta. Cuộc đời thật quý báu và thời gian cũng thật quý giá. Vì thế bất kỳ
QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,
Giữ giới là lựa chọn tự do Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc
Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt