Tiếp đoàn có HT. Thích Thanh Nhiễu, Chủ tịch Ủy Ban tổ chức Đại Lễ Vesak Liên Hợp Quốc; TT. Thích Nhật Từ, Phó tổng thư ký thường trực Ủy Ban tổ chức Đại Lễ Vesak Liên Hợp Quốc; TT. Thích Quang Thạnh, Phó tổng thư ký Ủy Ban tổ chức Đại Lễ Vesak Liên Hợp Quốc; TT. Thích Giác Hiệp, Ủy viên thư ký Ủy Ban tổ chức Đại Lễ Vesak Liên Hợp Quốc.
Tổng giám mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn và HT. Thích Thanh Nhiễu.
HT. Thích Thanh Nhiễu đã thay mặt cho Ủy Ban tổ chức Đại Lễ Vesak Liên Hợp Quốc gửi lời cảm ơn đến Đức Tổng giám mục Giáo phận Hà Nội và phái đoàn đã đến chúc mừng cho Đại Lễ. Ngài khẳng định: “Nếu chúng ta thường xuyên gặp gỡ và đối thoại sẽ đưa đến sự đoàn kết như tình huynh đệ, lúc đó mới cùng nhau phát triển được tinh thần từ bi và bác ái rộng lớn, góp phần hóa giải những mâu thuẫn xã hội, xây dựng đất nước phồn vinh, giữ gìn và phát triển môi trường thiên nhiên lành mạnh”.
TT. Thích Nhật Từ trình bày khái quát về đại lễ Vesak 2014.
Thay mặt BTC Đại Lễ Phật đản Liên Hiệp Quốc - Vesak 2014, TT. Thích Nhật Từ đã trình bày khái quát chương trình hoạt động của Đại Lễ, công tác tổ chức và các đề tài sẽ được triển khai trong hội thảo quốc tế Vesak 2014. Thượng Toạ nhấn mạnh với chủ đề: “Phật giáo góp phần thực hiện thành tựu các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc” là thông điệp sẽ mang lại nhiều giá trị cho đời sống hòa hợp nhân sinh và hòa bình thế giới, góp phần xây dựng một xã hội phát triển và bền vững.
Phái đoàn Tổng giám mục Giáo phận Hà Nội tặng hoa chúc mừng Đại lễ Vesak 2014.
Cũng trong dịp này, thay mặt cho Tổng giám mục Giáo phận Hà Nội, Đức Tổng giám mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn đã trao tặng lẵng hoa và bức thông điệp của Hội Đồng Tòa Thánh Về Đối Thoại Liên Tôn chúc mừng Đại Lễ được thành công tốt đẹp. Ngài Tổng giám mục nói: “Mặc dù hai Tôn giáo có truyền thống tín ngưỡng và những hoạt động khác nhau, nhưng đều đem lại nhiều lợi ích cho cộng đồng và xã hội”. Và trong bức thông điệp cũng đã khẳng định: “Để xây dựng một thế giới huynh đệ, điều hết sức quan trọng là chúng ta hợp sức với nhau để hướng dẫn mọi người, nhất là người trẻ, biết ưu tiên tìm kiếm tình huynh đệ, sống trong tình huynh đệ và can đảm xây dựng tình huynh đệ hơn. Chúng tôi cầu nguyện cho việc cử hành đại lễ Vesak của các bạn trở nên một cơ hội để tái khám phá và cổ vũ cho tình huynh đệ, đặc biệt nơi các xã hội đang chia rẽ.”
Theo Bài của : Thích Phước Niệm - Ảnh: Thích Ngộ Dũng
_Thì cũng thấy tâm bên trong và tâm bên ngoài, vấn đề là mình có thấy được tâm mình trong từng phút giây không? Mà khi mình thấy nó, là người chứng
Vậy thì vai trò của các tôn giáo chính thống trong việc hình thành ý thức mới là gì? Nhiều người đã nhận thức được sự khác biệt giữa tâm linh và
Thomas Armstrong là tác giả của bảy cuốn sách về giáo dục nổi tiếng như: The Myth Of The A. D. D. Child, In Their Own Way, và Awakening Your Child’s Natural
Thứ nhất mình thấy trong kinh Kim Cương mà thầy hay nhắc đi nhắc lại là: Không trụ sắc thanh hương vị xúc pháp mà bố thí, phải hông? Thì không trụ
Vu LanVu Lan là tiếng Phạn có nghĩa "cứu những kẻ bị treo ngược" (giải đảo huyền). Khi bị treo ngược thật rất đau đớn, do đó bây giờ chúng ta sẽ
QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,
Giữ giới là lựa chọn tự do Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc
Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt