PHẬT TÂM CA
Phật! Phật! Phật! Không thể thấy!
Tâm! Tâm! Tâm! Không thể nói!
Nếu khi tâm sanh là Phật sanh
Nếu khi Phật diệt là tâm diệt
Diệt tâm còn Phật làm sao có
Diệt Phật còn tâm bao giờ dứt.
Muốn biết Phật tâm, sanh diệt tâm
Hãy chờ đương lai Di Lặc quyết.
Xưa không tâm
Nay không Phật
Phàm thánh trời người như điện phất
Tâm thể không “thị” cũng không “phi”
Phật tánh chẳng hư cũng chẳng thực.
Chợt khi khởi
Chợt khi lặng
Xưa qua nay lại luống lăng xăng
Há chỉ chôn vùi nếp tổ tông
Lại khiến quỷ ma vào nhà quậy.
Muốn cầu tâm
Thôi kiếm ngoài
Bản thể như nhiên tự không tịch
Niết bàn sanh tử ràng buộc suông
Phiền não Bồ đề hư giả nghịch.
Tâm tức Phật
Phật tức tâm
Linh diệu sáng cùng khắp cổ kim
Xuân đến tự là hoa xuân nở
Thu về đâu chẳng nước thu trong.
Bỏ vọng tâm
Giữ chân tánh
Như người tìm bóng mà quên kính
Nào hay bóng hiện ở trong gương
Chẳng biết vọng từ trong chân đến
Vọng đến chẳng thực cũng chẳng hư
Gương nhận không tà cũng không chánh.
Vẫn không tội
Vẫn không phúc
Lầm so mani với bạch ngọc
Ngọc có tì, hề, châu có vết
Tánh gốc không hồng cũng không lục.
Cũng không đắc
Cũng không mất
Bốn mươi chín ấy là bảy bảy
Sáu độ muôn hạnh: Sóng trên biển
Ba độc chín tình: nhật giữa không.
Lặng! Lặng! Lặng!
Chìm! Chìm! Chìm!
Tâm của muôn pháp tức Phật tâm
Phật tâm vốn cùng tâm ta hợp
Pháp vốn xưa nay suốt cổ kim.
Đi cũng thiền
Ngồi cũng thiền
Trong lò lửa đỏ, một đóa sen
Mất ý khí thời thêm ý khí
Được chỗ an tiện cứ tiện an.
Chao! Chao! Chao!
Ối! Ối! Ối!
Bọt trong biển cả giả chìm nổi
Các hành vô thường thảy thảy không
Linh cốt tiên sư tìm chốn nao?
Tỉnh! Tỉnh! Thức!
Thức! Tỉnh! Tỉnh!
Bốn bề dẫm đất chẳng lệch nghiêng
Ai người nơi đây mà tin được
Trên đỉnh Tỳ Lô đạp bước lên.
(Hét)
Đây là điều đi gần với sự học ở Đông phương (ĐP), cụ thể là Phật giáo và Khổng giáo. Trong Luận ngữ, chương đầu tiên Học nhi, Khổng Tử đã nói
Thomas Cleary đã dịch tác phẩm Muchū Mondō (Dream conversations, Mộng trung vấn đáp ) của sư Musō, gồm những bài về Phật giáo và Thiền tông, trích từ những bức thư
Giải thoát là điều có thể đạt được. Chúng ta có thể đạt được sự tự do từ các duyên tạo nghiệp, từ các khổ đau. Đức Phật giải thích: có một
Lời Ban Biên Tập:Để trả lời nghi vấn của một số độc gỉa TVHS về một bức tranh đen trắng vẽ Đức Phật Thích Ca khi Ngài còn tại thế (khoảng năm
🤹 THÍCH ỨNG 🤹🤹 Thích ứng là một tiến trình sâu xa. Nó có nghĩa là bạn hiểu được làm thế nào để phát triển trong thế giới.🤹 Trí thông minh là
QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,
Giữ giới là lựa chọn tự do Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc
Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt