Tại Ấn Độ có đến 16 bậc giác ngộ và giòng Neten Rinpoche bắt đầu từ ngài Lam Tran Ten (tiếng Phạn là ChudaPantaka, tiếng Việt là Chu Lợi Bàn Đà Dà), bậc giác ngộ thứ 11. Ngài đã tái sanh nhiều lần ở Ấn Độ và Tây Tạng dưới dạng Bồ Tát Mahasiddha. Sau đó ngài được gọi là His Eminence Tulku Neten Rinpoche và lãnh chức vụ Lạt Ma và viện trưởng tu viện Jungpa ở Tây Tạng.
Tu viện đã được ngài Neten Rinpoche đời thứ 1 xây cất. Ngài là vị Lạt Ma tái sanh của ngài Tsangchung Sangye Pasang, đệ tử của Lạt Ma Tsongkhapa. His Eminence Tulku Neten Rinpoche hiện thời, ra đời một năm sau khi vị Lạt Ma Neten Rinpoche đời thứ 8 viên tịch. Năm 1986, Đức Dalai Lama đã tìm ra được ngài Tulku Neten Rinpoche, chính thức công nhận ngài là vị Lạt Ma tái sanh đời thứ 9 (Tulku) và giao trọng trách quan trọng của một vị viện trưởng để tiếp tục bảo tồn tu viện Jungpa. Trước khi được công nhận là vị tái sanh đời thứ 9, ngài đã là một vị học giả nổi tiếng của Đại Học Phật Học SeraMey ở Ấn Độ. Ngài rất tinh thông nghi lễ Mật Tông và được sự kính nể của tất cả chư tăng như một vị Giảng Sư và một Luận sư.
Sau khi đạt bằng cấp cao nhất Geshe Lharampa ( Ph.D Tiến sĩ Phật học ), H.E Tulku Neten Rinpoche tiếp tục nghiên cứu và tu tập thêm tại tu viện Mật Tông Gyumed. Sau 4 năm tinh tấn tu học và thực hành giáo pháp, ngài thành công trong khóa thi do Đức Dalai Lama cùng hội đồng giáo sư tu sĩ tổ chức và lãnh bằng Ngagrampa (bằng cấp cao nhất về Mật Tông ). Ngài giảng dạy tại tu viện Gyumed và cùng một lúc nhận trách nhiệm làm vị Thầy trông coi về Kỷ Luật. Sau đó ngài trở lại dạy chư tăng ở Đại Học Phật Học SeraMey, miền nam Ấn Độ.
Năm 2006, H.E Tulku Neten Rinpoche định cư tại Canada và hoằng Pháp khắp nơi trên thế giới. Năm 2008 ngài thành tựu công trình thiết kế và hoàn toàn trùng tu lại Tu Viện Jungpa chín đời hóa sanh của ngài đã bị đỗ nát ở Lithang, Tây Tạng. Sau đó Ngài thành lập Viện Phật Học Jam Tse Cho Ling tại Toronto, Canada năm 2009, và Jam Tse Cho Ling Temple tại Calgary, Canada vào năm 2012. ( http://jamtsecholing.org/en/about.html )
LẠT MA & VIỆN TRƯỞNG
TU VIỆN JUNGPA, TÂY TẠNG
Viện Phật Học - Jam Tse Cho Ling
Jam Tse Cho Ling Dharma Centre
598 Browns Line
Toronto ON M8W 3V5
Tel: (647) 343-6827 or (647) 710-0205
Lần chuyển pháp luân thứ ba chứa đựng nhiều kinh điển khác nhau, quan trọng nhất là kinh điển về Như Lai tạng, mà đấy thật sự là cội nguồn cho tập
"Một Chúng Sanh duy nhất, một Con Người phi thường, xuất hiện trong thế gian này, vì lợi ích cho phần đông, vì hạnh phúc của phần đông, vì lòng bi mẫn,
Randy Pausch là giáo sư bộ môn Khoa học Máy tính. Tương tác Người – Máy và bộ môn Thiết kế tại Đại học Carnegie Mellon. Từ năm 1988- 1997, ông dạy
TỪ SỰ THẤU CẢM ĐẾN TÂM ĐẠI BI TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM THẦN KINH HỌC Trích từ Chương 4 trong sách “Lòng Vị tha: Sức mạnh của Tâm Đại bi để thay đổi Bản
THÂN XÁC VÀ…TỰ DOBÙI VĂN NAM SƠNTrở lại với quan niệm về con người, ta không thể không nhắc đến René Descartes (1596-1650) và Immanuel Kant (1724-1804). Ông trước được tôn vinh
QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,
Giữ giới là lựa chọn tự do Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc
Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt